Liên kết website

Mở liên kết

Lượt truy cập: 1,884,401

Đang online: 31

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VI RÚT ZIKA

28/12/2016 19:22:16 GMT+7

Năm 1947: Virus Zika được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus tại rừng Zika thuộc Uganda thông qua chương trình giám sát sốt vàng (Yellow fever), năm 1948: Virus Zika phân lập từ muỗi tai rừng Zika. Đến năm 1952: Virus Zika được phân lập từ người tại Uganda và Tanzania. Tính đến nay theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có trên 30 quốc gia vùng lãnh thổ đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới đang tập trung nghiên cứu để xác định về mối liên quan của virus Zika với hội chứng não nhỏ do sự gia tăng đột biến của các trường hợp mắc bệnh.

          Ở Việt Nam sau khi ghi nhận 2 trường hợp nhiễm Virus Zika đầu tiên. Bộ Y tế tổ chức nhiều hoạt động phòng chống bệnh và truy tìm các ổ bệnh mới được triển khai, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng do sự giao lưu, du lịch, thương mại, lao động rất lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời, nước ta đang là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes - là loại muỗi truyền virus Zika.

          Hiện bệnh do virus Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Chính vì vậy các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân cần chủ động phòng tránh dịch bệnh do vius Zika  theo các biện pháp phòng bệnh như sau:

          1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

          - Đậy kín các dụng cụ chứa nưới; thay nước, vệ sinh bên trong dụng cụ chức nước ít nhất 1lần/ tuần.

          - Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa nước khi không dùng đến, loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước.

          - Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước.

          - Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn.

          2. Phòng muỗi đốt.

          - Ngủ màn kể cả ban ngày; dùng mành, rèm che cửa sổ.

          - Mặc quần áo dài tay; có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi, thoa vào vùng da hở.

          3. Diệt muỗi.

          - Đốt hương muỗi, sử dụng bình sịt, vợt diệt muỗi...

          - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất, phòng dịch.

          4. Phụ nữ có thai và dự định có thai.

          - Không đến các quốc gia đang có dịch khi không cần thiết. Nếu phải đến các khu vực có dịch, cần chủ động các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi

rus Zika theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

          - Sau khi về từ các khu vực có dịch cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.

          5. Người đến, trở về từ vùng có dịch.

          - Chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Không quan hệ tình dục, nếu có phải sử dụng bao cao su đúng cách.

          - Đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

          - Phụ nữ có thai cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.

          Bệnh do virus Zika lây truyền nhiễm cấp tính từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt, chích và có thể gây thành dịch lớn. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vây khi có các biểu hiện sốt, nổi ban dát sẩn trên da, nhức đầu, đau cơ, viêm kết mạc... Hãy đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

          Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do virus Zika gây ra. Đề nghị các cấp, các ngành và mỗi người dân hãy nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn môi trường sống sinh sạch sẽ... thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn dịch bệnh do virus Zika, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Người Viết: Nguyễn Thị Trang ( phòng y tế học đường)